Tôi đã thề lời thề danh dự, không bao giờ từ bỏ ngài.
Tôi đã thề lời thề danh dự, không bao giờ từ bỏ ngài.
dự thính trong Tiếng Anh là gì, định nghĩa, ý nghĩa và cách sử dụng. Dịch từ dự thính sang Tiếng Anh.
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Em bước vào lớp với những cử chỉ và động tác thật nhẹ nhàng. Cái nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói; từ cách đặt cặp xuống bàn đến động tác đứng dậy… Tất cả thu vào em mọi cái nhìn, trong đó có tôi, giáo viên dạy môn Văn lớp em buổi đầu trên lớp…
Em vốn là một cậu bé chăm ngoan, học giỏi. Rất nhiều giấy khen qua các năm học cấp 1, cấp 2 của em vẫn được ba mẹ nâng niu đặt trong khung gỗ treo trên tường. Em sung sướng biết bao trong giây phút biết mình trúng tuyển vào lớp chọn của một trường cấp 3 có tiếng của thị xã. Tưởng như niềm vui ấy sẽ là động lực để em phấn đấu và gặt hái nhiều hơn nữa thành tích học tập, vậy mà ba mẹ em đã ngất lịm khi biết tin em bị một chiếc xe tải đụng khi đang đến trường nhập học.
Em nằm viện suốt một thời gian dài vì chấn thương sọ não. Ngay cả việc nhớ tên mình cũng rất khó với em lúc đó. Nhưng tình yêu thương của ba mẹ và người thân đã dẫn dắt em từng bước đi lên. Để rồi, 3 năm sau, niềm ao ước bấy lâu nay đã thúc giục em cất lên thành tiếng. “Mẹ ơi... con muốn đi học”. Người mẹ đã đau đớn như đứt từng khúc ruột suốt một thời gian dài vì thương con, nay bỗng khóc òa vì sung sướng.
Thế là em vào học ở trung tâm GDTX thị xã. Tiết học đầu tiên trên lớp, em ngước nhìn lên bảng chăm chú nghe tôi giảng bài và lại cúi xuống miệt mài viết. Tôi vô tình gọi em đứng dậy đọc bài. Em lặng im cho đến khi tôi lại gần và hỏi thêm lần nữa. Em lí nhí: “Em không đọc được, thưa cô”. Tôi nghi ngờ và nhìn vào cuốn vở của em, trong khi những bạn học viên khác đã chép bài sang trang thứ hai thì em mới chỉ viết được mỗi nhan đề. Nét chữ yếu ớt. Tay phải cầm viết run run. Cứ viết được vài nét, em lại nghỉ rồi tiếp tục viết. Cứ thế...
Học viên trong lớp xì xào. “Bạn Giang bị tai nạn nên giờ vậy đó cô. Cô nhìn trên đầu bạn xem”. Đúng vậy. Tôi nhìn kỹ qua lớp tóc đen bên mái đầu, vết sẹo kéo dài từ đỉnh đầu xuống tận sau gáy. Tôi nhìn em mỉm cười: “Không sao đâu. Em cố gắng lên! Dần dần em sẽ viết và đọc được như các bạn thôi”. Mấy ngày sau, tôi gặp mẹ em và được nghe kể cặn kẽ mọi chuyện về em.
Nhớ lại một buổi chiều tan lớp, tôi đã từng gặp mẹ em ngồi chuyện trò với thầy giám đốc trung tâm. Thì ra, chị đến trình bày để xin cho con trai mình được học dự thính, chứ không ghi tên vào danh sách học viên chính thức vì sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của trung tâm. Giáo viên chúng tôi được thầy giao nhiệm vụ giúp đỡ em, khi thì yêu cầu em viết một đoạn thơ, đoạn văn ngắn; khi lại ra một phép tính đơn giản; và đặc biệt là tạo cho em sự thoải mái khi tham gia những hoạt động vui chơi của lớp, của trung tâm...
Cuối học kỳ, tuy không được nhận bảng điểm như những học viên khác, nhưng tôi nhận thấy ở em sự đổi thay rõ rệt. Niềm lạc quan hiện diện trong nụ cười của em khi ngồi trò chuyện cùng bạn bè. Một câu nói lém lỉnh em chọc ghẹo người bạn bên cạnh khi chơi đùa, một cái khoanh tay chào cùng nụ cười tươi tắn của em mỗi khi gặp tôi trên lớp... khiến lòng tôi thấy ấm hơn.