Mã số thuế doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nhanh nhất, giúp bạn kiểm tra thông tin một cách chính xác và hiệu quả.
Mã số thuế doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nhanh nhất, giúp bạn kiểm tra thông tin một cách chính xác và hiệu quả.
Việc tra cứu mã số thuế doanh nghiệp là rất cần thiết trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi cần xác minh thông tin của một doanh nghiệp hoặc thực hiện các giao dịch thương mại. Hiện nay, có 3 cách chính thức để tra cứu mã số thuế doanh nghiệp:
Tra cứu trên website chính thức của Tổng cục Thuế
Tra cứu trên website chính thức của Tổng cục Thuế:
Đây là cách tra cứu phổ biến và nhanh chóng nhất. Bạn chỉ cần truy cập website, nhập thông tin cần tra cứu (tên doanh nghiệp, địa chỉ,…) và nhấn nút “Tra cứu”. Kết quả sẽ được hiển thị ngay sau đó.
Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
Đây là website cung cấp thông tin về tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm cả mã số thuế doanh nghiệp. Bạn có thể tra cứu thông tin doanh nghiệp bằng cách nhập tên doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số đăng ký kinh doanh.
Tra cứu tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Nếu bạn muốn biết chi tiết, đầy đủ hơn về mã số thuế doanh nghiệp của một doanh nghiệp hoặc muốn tra cứu những thông tin không được thể hiện trên các website, bạn có thể nộp đơn đề nghị tra cứu tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Tra cứu tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Để có kết quả tra cứu mã số thuế doanh nghiệp chính xác và nhanh chóng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Kiểm tra kỹ thông tin trước khi tra cứu: Trước khi tiến hành tra cứu, bạn cần đảm bảo thông tin về doanh nghiệp cần tra cứu là chính xác và đầy đủ. Bao gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ,… Việc cung cấp thông tin chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và thu được kết quả mong muốn.
Sử dụng các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy: Hiện nay, có nhiều nguồn thông tin cung cấp dịch vụ tra cứu mã số thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải nguồn nào cũng đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Bạn nên tra cứu trên các trang chính thống như: website chính thức của Tổng cục Thuế, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, website của các cơ quan nhà nước có liên quan.
Lưu trữ kết quả tra cứu để sử dụng cho các mục đích sau này: Sau khi tra cứu được mã số thuế doanh nghiệp, bạn nên lưu trữ kết quả để sử dụng cho các mục đích sau này. Ví dụ như: kê khai thuế, lập hóa đơn, chứng từ thanh toán,… Việc lưu trữ kết quả tra cứu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức cho những lần tra cứu tiếp theo.
Lưu trữ kết quả tra cứu giúp tiết kiện thời gian và công sức
Việc tra cứu mã số thuế doanh nghiệp không chỉ giúp bạn xác minh tính hợp pháp của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ trong các giao dịch thương mại và quản lý tài chính. Bằng cách sử dụng tra cứu trên website chính thức của Tổng cục Thuế hoặc Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hoặc tại Phòng Đăng ký kinh doanh, bạn có thể dễ dàng kiểm tra mã số thuế doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác. Đừng quên lưu trữ kết quả tra cứu để sử dụng cho các mục đích sau này, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong các lần tra cứu tiếp theo.
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019, tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.
Mặc dù chưa đăng ký nhưng không ít người đã có mã số thuế nên phải tra cứu mã số thuế cá nhân trước khi đăng ký.
Trường hợp chưa có mã số thuế hãy thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân theo một số cách như sau:
Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân không qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế thì người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế như sau:
- Tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT;
+ Bản sao Thẻ CCCD hoặc bản sao CMND còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
- Tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký thuế như trường hợp trên, đồng thời bổ sung bản sao văn bản bổ nhiệm của tổ chức sử dụng lao động trong trường hợp cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân được cử sang Việt Nam làm việc nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài.
- Tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với cá nhân đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế (cá nhân có nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa có mã số thuế; cá nhân có hoạt động chuyển nhượng bất động sản chưa có mã số thuế; cá nhân có phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thu phát sinh không thường xuyên gồm: Lệ phí trước bạ, chuyển nhượng vốn và các khoản thu phát sinh không thường xuyên khác chưa có mã số thuế).
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu là hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp hồ sơ khai thuế chưa có bản sao các giấy tờ còn hiệu lực của cá nhân (bao gồm: Thẻ CCCD hoặc CMND đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; Hộ chiếu đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài) thì người nộp thuế phải gửi kèm một trong các loại giấy tờ này cùng với hồ sơ khai thuế.
Trường hợp cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện liên thông thì cơ quan thuế căn cứ vào phiếu chuyển thông tin của cơ quan quản lý nhà nước gửi đến nếu không có hồ sơ khai thuế.
- Tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) đối với những trường hợp khác.
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT;
+ Bản sao CCCD hoặc bản sao CMND còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế cho người đăng ký.
Trên đây là một số cách đăng ký mã số thuế cá nhân. Thông thường người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp nếu chưa có mã số thuế chỉ cần thông báo và gửi thông tin cho kế toán - nhân sự để đăng ký.
Nếu bạn đọc có vướng mắc về thuế - phí hoặc các vấn đề pháp lý có liên quan vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp kịp thời.
(binhthuan.gov.vn) Đi cùng xu hướng ứng dụng công nghệ số, ở Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia. Theo đó, việc đồng bộ dữ liệu số được đẩy mạnh với khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ tạo nên huyết mạch quan trọng của kinh tế số và xã hội số. Sự phát triển của Chính phủ số, đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số không thể thiếu được định danh số.
Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ cũng đã đưa ra các mục tiêu về phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số. Trong đó, xác định phát triển kinh tế số nền tảng với trọng tâm là các nền tảng số quốc gia, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực; phát triển kinh tế số ngành với trọng tâm là ưu tiên đưa vào sử dụng các nền tảng số dùng chung, thống nhất trong từng ngành, lĩnh vực.
Để triển khai nhiệm vụ “Hoàn thiện việc đồng bộ dữ liệu về thuế đối với CSDL quốc gia về dân cư và làm sạch, thống nhất sử dụng mã số định danh công dân là mã số thuế” tại Đề án “ Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06), Tổng cục Thuế đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) thực hiện Quy trình trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu quản lý thuế, sử dụng dịch vụ truy vấn từ Cơ sở dữ liệu của Bộ Công an, làm việc với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) đề nghị phối hợp rà soát, chuẩn hóa thông tin của các MST cá nhân có thông tin tại Cơ sở dữ liệu BHXH,…
Việc sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp thay đổi phương thức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý thuế nói riêng và công tác quản lý nhà nước nói chung; Đồng thời, công dân có thể sử dụng mã số định danh để tra cứu thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có thể thay thế CCCD/Hộ chiếu, và đặc biệt là có thể thay thế cho mã số thuế cá nhân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế, đăng ký giao dịch điện tử….
Nếu như trước đây mỗi người được cấp một số Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD rồi lại được cấp thêm mã số thuế, mã số sổ BHXH, số thẻ Bảo hiểm y tế...thì công dân phải ghi nhớ rất nhiều loại thông tin và kê khai các thông tin này cho các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Cơ quan nhà nước thực hiện quản lý độc lập và không có sự liên kết, trao thông tin giữa các ngành, lĩnh vực.
Khi sử dụng thống nhất mã số định danh công dân làm mã số thuế nói riêng để giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan Thuế và sử dụng mã định danh để giải quyết thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước khác thì người dân chỉ cần kê khai thông tin số định danh của mình; các cơ quan quản lý nhà nước có thể trao đổi thông tin về quản lý theo ngành, lĩnh vực đối với công dân để tăng cường hiệu quả quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Do vậy, người dân tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giảm nhiều khâu thủ tục, giảm giấy tờ cá nhân khi thực hiện các giao dịch hành chính công; đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cũng tiết kiệm được thời gian quản lý, bố trí nguồn nhân lực phù hợp cho từng vị trí công việc.
Bên cạnh đó, đối với cá nhân có thông tin đăng ký thuế khớp đúng với CSDL quốc gia về dân cư, Tổng cục Thuế đã phối hợp với Bộ Công an để triển khai việc sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập, xác thực thông tin người nộp thuế trên các nền tảng của ngành Thuế (website ngành thuế, app Etax mobile). Khi người nộp thuế có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế hoặc tài khoản định danh điện tử VNeID và các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin thì người nộp thuế không phải kê khai nhiều thông tin cá nhân như trước đây hoặc thông tin đã được tích hợp trong tài khoản định danh cá nhân sẽ được hỗ trợ tự động điền vào phần thông tin kê khai của người nộp thuế.
Ngoài ra, định danh số công dân đang là xu hướng toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện việc này từ nhiều năm trước, trong đó có hai hình thức định danh số phổ biến, đó là: định danh qua Căn cước điện tử và thông qua thiết bị di động. Nhiều nước cũng đang áp dụng đồng thời nhiều phương thức nhằm tạo ra một xã hội phát triển trên nền tảng số hiện đại. Nếu phát triển được hệ thống định danh, hệ sinh thái định danh tin cậy sẽ thúc đẩy các giao dịch kinh tế và hành chính trong tương lai.
Ngành Thuế xác định triển khai rà soát, chuẩn hóa MST cá nhân là nhiệm vụ chính trị quan trọng đã được Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo để hoàn thiện việc đồng bộ dữ liệu về thuế với CSDL quốc gia về dân cư, và làm sạch, thống nhất sử dụng mã số định danh làm mã số thuế như Luật Quản lý thuế quy định. Thời gian tới, Tổng cục thuế sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công An đẩy mạnh công tác này để tiến tới hoàn thành việc sử dụng mã định danh công dân làm mã số thuế, tạo nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số./.