Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Eu 2022

Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Eu 2022

Điển hình, thuế hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU được giảm xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Trong khi Thái Lan, Ấn Độ chưa có FTA, Ecuador vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%...

Điển hình, thuế hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU được giảm xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Trong khi Thái Lan, Ấn Độ chưa có FTA, Ecuador vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%...

Minh bạch về lượng nước được thêm vào sản phẩm:

Cá tra thường được bổ sung thêm nước. Một ít nước được thêm vào bên ngoài sản phẩm (mạ băng) để tạo lớp bảo vệ cho cá tra trong quá trình vận chuyển. Lớp mạ băng quá dày có thể bị lợi dụng để điều chỉnh giá bán. Một cách khác khi thêm nước và điều chỉnh giá là cho nước vào cá tra qua xử lý và ngâm phốt phát. Điều quan trọng là phải minh bạch về lượng nước được sử dụng trong hoặc xung quanh sản phẩm để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng cuối cùng. Thêm nước là hợp pháp, ghi sai là gian lận.

Theo Quy định của EU 1169/2011, các nhà xuất khẩu phải đề cập rõ ràng trọng lượng tịnh của sản phẩm cá tra trên bao bì dưới dạng thông tin thực phẩm “xác định mua hàng”. Đây là trọng lượng của sản phẩm cá tra không mạ băng. Khi chỉ đề cập đến trọng lượng tịnh của sản phẩm chứ không phải tổng trọng lượng, người tiêu dùng cuối cùng có thể hiểu rõ họ mua gì. Không được cung cấp thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm hoặc gây nhầm lẫn về các tính năng chính của sản phẩm.

Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm:

EU rất khắt khe về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các sản phẩm bị phát hiện không tuân thủ sẽ bị báo cáo trong Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF). Nếu doanh nghiệp nào nằm trong danh sách đó, các container hàng của doanh nghiệp sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng tại cảng nhập. Việc kiểm soát này có thể mất từ 2 đến 3 tuần sau khi đến cảng. Mọi chi phí phát sinh các nhà xuất khẩu phải trả. Ngoài ra, nên kiểm soát nhiệt độ liên tục.

Xuất khẩu thủy sản sang EU bắt buộc phải có giấy chứng thư vệ sinh kèm theo sản phẩm. Điều này là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm thủy hải sản, bao gồm cả cá tra. Sức khỏe và vệ sinh là quan trọng đối với khách hàng. Không được phép có chất gây ô nhiễm trong thành phẩm. Thủy sản dành cho thị trường EU thường được kiểm tra trước khi vận chuyển, có thể trong phòng thí nghiệm của chính người mua, hoặc trong các phòng thí nghiệm được công nhận (độc lập).

Xuất khẩu thủy sản sang EU cần phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt

Các quy tắc của Liên minh EU về vệ sinh thực phẩm bao trùm tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường đối với tất cả thực phẩm dùng cho người. Kiểm soát hàm lượng Chlorate: Hàm lượng chlorate quá cao trong thực phẩm có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những nhóm có nguy cơ. Chlorate là một sản phẩm phụ của các sản phẩm gốc clo. Các chlorate này làm sạch nước uống hoặc được sử dụng như một chất khử trùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Do đó, thủy hải sản đông lạnh, và các sản phẩm có thêm nước, có nhiều khả năng có hàm lượng chlorate cao hơn nhiều.

EU vẫn chưa thiết lập mức dư lượng tối đa cụ thể (MRL) đối với chlorate trong thực phẩm và MRL mặc định là 0,01 miligam/ kg được áp dụng. Liên minh EU đang nỗ lực tăng cường quy định về mức dư lượng trong thực phẩm và nước. Ngay cả ở MRL mặc định, sản phẩm thường bị vi phạm vì có hàm lượng chlorate cao hơn.

Tháng 10/2019, một số lô hàng philê cá tra đông lạnh có thêm nước từ Việt Nam bị phát hiện có hàm lượng chlorate cao hơn và bị đưa vào cảnh báo nhanh RASFF. Hàm lượng chlorate cao có thể gây hại cho danh tiếng của sản phẩm, nhà sản xuất và người bán cá tra.

Khắt khe về phát triển bền vững

Thỏa thuận Xanh (EGD) là gói sáng kiến chính sách khung nhằm xây dựng EU thành khu vực trung hòa về phát thải khí nhà kính vào năm 2050 và giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong phát triển kinh tế.

Hiện EU đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) buộc nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Nếu lượng phát thải vượt quá tiêu chuẩn, doanh nghiệp phải mua chứng chỉ phát thải theo mức giá EU quy định. Đồng thời, EU cũng đã ban hành Quy định chống suy thoái rừng (EUDR), trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm sản phải chứng minh không liên quan hoạt động phá rừng.

Không chỉ EU mà các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản… cũng đang dần áp dụng các tiêu chuẩn xanh đối với hàng hóa nhập khẩu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn xanh không chỉ xuất phát từ chủ trương của các chính phủ về việc phát triển bền vững mà còn là yêu cầu, mong muốn của khách hàng sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hiện nay nhằm bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống toàn cầu.

Những năm gần đây, ngành cá tra nói riêng và ngành thủy sản nói chung đã và đang tập trung phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm, đổi mới công nghệ nuôi trồng và chế biến… khẳng định chỗ đứng vững vàng trên thương trường quốc tế.

Xuất khẩu tôm sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt xấp xỉ 150 triệu USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường đơn lẻ chính trong khối đều tăng trưởng hai con số: xuất khẩu sang Đan Mạch tăng 88%, sang Đức tăng 29%, sang Hà Lan tăng 37%, sang Bỉ tăng 39%.

Với mặt hàng cá tra, nhiều thị trường trong khối EU vẫn ghi nhận tăng trưởng dương về nhập khẩu cá tra Việt Nam như Lithuania tăng 215%, Tây Ban Nha tăng 69%, Bỉ tăng 62%, Hy Lạp tăng 46%, và Bồ Đào Nha tăng 15%.

Tuy nhiên, với việc EU và nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các biện pháp thắt chặt quy định và tiêu chí liên quan đến môi trường, điều này đã và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam và nhiều quốc gia xuất khẩu nông sản khác.

Theo đại diện nhiều doanh nghiệp, các tiêu chí khắt khe của các nhà nhập khẩu châu Âu đã và đang tạo ra áp lực không nhỏ lên sản phẩm Việt Nam, đặc biệt từ năm 2023 tới nay. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản vào châu Âu đang chững lại và “tụt hậu” so với nhiều thị trường khác.

Nhiều doanh nghiệp lo ngại các quy định mới của EU về cấm nhập khẩu một số loại nông sản từ đất phá rừng (EUDR), giảm hạn mức dư lượng kháng sinh, chất tồn dư tối đa trong thực phẩm nhập khẩu… sẽ khiến giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng cao trong bối cảnh sản phẩm tiêu thụ khó khăn do kinh tế toàn cầu suy thoái.

Tuy nhiên, “khó người, khó ta”, các quy định mới của EU về sản phẩm xanh được áp dụng với mọi sản phẩm từ tất cả các quốc gia, chứ không riêng gì sản phẩm từ Việt Nam. Vấn đề là các doanh nghiệp và các vùng nuôi của Việt Nam sẽ chủ động và tích cực như thế nào trong việc đáp ứng các tiêu chí nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu sản phẩm “thủy sản xanh” bền vững vào EU.

Theo Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu của ngành thủy sản Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030. Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên. Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40.000 – 45.000 tỷ đồng, góp phần vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14 – 16 tỷ USD.

Các lĩnh vực thuộc “Thỏa thuận xanh” ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản, là việc áp dụng kỹ thuật canh tác và sản xuất bền vững, đầu tư công nghệ chế biến để giảm chất thải độc hại ảnh hưởng môi trường, hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh… Đây là các vấn đề không mới, song sẽ cần một nguồn lực không hề nhỏ để hiện thực hóa “giấc mơ xanh”.

Người nuôi trồng và các nhà máy chế biến tại Việt Nam đều mong muốn tiếp cận các giải pháp và nguồn lực để phát triển một ngành nông nghiệp bền vững “không lạm dụng tự nhiên”, giúp người nông dân và doanh nghiệp chuyển đổi sang các phương thức nuôi trồng bền vững mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2024 và các năm tới.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2024 vào các thị trường trên toàn cầu đều tăng. Xuất khẩu sang Châu Á đạt 11,31 tỷ USD; Châu Mỹ 5,4 tỷ USD; Châu Âu 3,2 tỷ USD; Châu Phi 459 triệu USD và Châu Đại Dương 341 triệu USD. Riêng xuất khẩu thủy sản đạt 3,5 tỷ USD.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với những ưu đãi lớn về thuế đã và đang giúp các mặt hàng thủy sản Việt Nam bước đầu tận dụng cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, bất chấp những khó khăn về dịch bệnh. Tuy nhiên để có thể xuất khẩu thủy sản sang EU, hàng hóa cần phải đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ môi trường…