Trường Nữ trung học Gia Long được thành lập từ năm 1913, còn gọi là trường nữ sinh Áo Tím nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tọa lạc tại 275, Điện Biên Phủ, Q3, là một trong những trường trung học có lịch sử lâu đời nhất ở Sài Gòn.
Trường Nữ trung học Gia Long được thành lập từ năm 1913, còn gọi là trường nữ sinh Áo Tím nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tọa lạc tại 275, Điện Biên Phủ, Q3, là một trong những trường trung học có lịch sử lâu đời nhất ở Sài Gòn.
“Gia Long tôi, chẳng phai nét cổ kínhDãy tường cao phủ kín mảnh vườn chơi…”Những vần thơ duyên dáng mà Đào Bạch Cúc viết về trường nữ sinh Gia Long (nay là trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP.HCM) đã đi vào lòng bao lớp người Sài Gòn. Saigon 1965 – Trường Nữ Trung học Gia Long – Photo by Thomas W. JohnsonTrường nữ sinh Gia Long khánh thành ngày 19/10/1915. Ngay khóa học đầu tiên với 42 nữ sinh và giáo sư giảng dạy là người Pháp, trường đã chọn đồng phục mang màu tím. Ngay từ thời khắc đó, nơi này đã mang sứ mệnh làm biểu tượng cho sự trang nhã, thanh tú của nữ sinh Sài Gòn. 60 năm mang cái tên Gia Long, dù đã đổi màu học phục từ năm 1953, người ta vẫn quen gọi đó là ngôi trường Nữ sinh áo tím.SAIGON 1920-1929. Ban đầu trường có tên là Trường nữ sinh bản xứ, sau này là Nữ trung học Gia Long. Ảnh được phục chế màu bởi Thời Xưa SAIGON 1920-1939 – Trường trung học nữ sinh bản xứ, sau này là Nữ trung học Gia Long. Ảnh được phục chế màu bởi Thời Xưa.Theo dấu thời gian, nhiều thế hệ học sinh của ngôi trường Gia Long giờ đã sải cánh bay khắp tứ phương, nhưng có lẽ ký ức xưa cũ thì không bao giờ phat nhạt. Mỗi người ở mỗi phương trời, có cuộc sống và công việc riêng nhưng họ luôn mong mỏi hằng năm gặp lại thầy cô và bạn cũ để ôn lại kỷ niệm một thời với ngôi trường.Dưới đây là những bức ảnh được Thời Xưa sưu tầm và biên soạn, trong đó có những tấm hình quý được chụp cách đây 100 năm được ban biên tập dựng màu để quý khách có thể cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của bức ảnh.Saigon 1920-1929 – Sân trường Gia Long Trường Gia Long. Trong hình có chiếc xe bò chở nước, có lẽ đi tưới đường cho khỏi bụi. Saigon 1920-1929. Trường trung học Nữ sinh bản xứ (TRƯỜNG GIA LONG) Saigon 1920 – 1929. Sân trường Gia Long. Bên phải là dãy nhà cнíɴн. Saigon 1920 – 1929. Giờ tập thể dục tại trường Gia Long Thi Văи chương Phụ nữ. 22-2-1960 Giờ ra chơi tại trường Nữ Trung Học Gia Long tại Saigon Một lớp học tại trường Nữ trung học Gia Long ở Saigon: cả cô giáo và học sinh đều mặc bộ áo dài trắng, đồng phục của rất nhiều lớp học tại Nam Việt Nam Saigon 1920 – Toàn cảnh một lớp học Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Lớp học thêu Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Lớp học nấu ăи Saigon 1920 – 1929. Trường trung học nữ sinh bản xứ tiền thân trường Gia Long. Học sinh đang được hướng dẫn ủi đồ. SAIGON 1920-1929. Phòng ngủ khu nội trú trường Gia Long – Như một khách sạn năm sao thời đó. Bầu c.ử Hạ Nghị Viện năm 1971 tại trường Gia Long Saigon 1967- Trường Gia Long Saigon 1968 – Trường Gia Long nhìn từ ngã tư Bà Huyện Thanh Quan – Ngô Thời Nhiệm. Hai cô giáo bên trong sân trường Gia Long Saigon 1960s – Trường Gia Long
Kính chuyển tiếp Nhìn lại những hình ảnh cũ mà nhớ lại khoảng thời gian 7 năm đã học ở Gia Long Ôi biết bao kỷ niệm của cô nữ sinh GL từ lúc học Đệ Thất cho đến lớp Đệ Nhất với thầy cô giáo, bạn bè đã được Sương Lam sưu tầm lại hình ảnh để thực hiện youtube Một Thuở Học Trò để làm kỷ niệm. Mời quý thầy cô và bạn hữu cùng trở về trường xưa Gia Long với Sương Lam nhé
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam
Thời Pháp thuộc Khoảng đầu thế kỷ 20, nền giáo dục còn mang tính chất Nho giáo ở Việt Nam ít chú trọng đến giáo dục nữ giới. Đến năm 1908, Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của Tổng Đốc Phương đề nghị chính quyền thực dân Pháp thành lập một ngôi trường đa cấp dành cho nữ. Đề nghị được chấp nhận nhưng mãi đến 1913 ngôi trường mới được khởi công trên một khu đất rộng đường Legrand de la Liraye, Sài Gòn (nay thuộc đường Điện Biên Phủ, Thành phố Hồ Chí Minh), việc khởi công chậm này là vì không có kinh phí. Năm 1915, trường được xây dựng xong và cũng trong năm ấy trường khai giảng khóa đầu tiên; toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng. Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam,[2] nên trường còn có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím. Tất cả nữ sinh trường đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các thành phố, vùng khác. Trường đào tạo thành nhiều cấp: Đồng ấu (Enfantin), Cao đẳng (Supérieur). Năm cuối Sơ học (CEP), học sinh phải thi lấy Chứng chỉ Căn bản Giáo dục sau khi tốt nghiệp những lớp cao cấp. Năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thâm một tòa nhà thứ hai song song với tòa nhà cũ. Tòa nhà mới có nhiều chức năng: tầng dưới dùng làm cư xá cho các học sinh xa nhà, phía sau là bệnh xá, phòng giặt và nhà bếp trong một ngôi nhà trệt. Đây đồng thời cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa. Đến tháng 9 năm 1922, toàn quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung học Ðệ nhất Cấp. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím. Hiệu trưởng đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange. Để được vào học, học sinh phải vượt qua khóa thi căn bản giáo dục và kỳ thi tuyển vào trường. Thời gian này tiếng Pháp được dạy từ cấp lớp căn bản, là ngôn ngữ chính thức dùng trong việc giảng dạy các lớp bậc trung học đệ nhất cấp, trong trường nữ sinh chỉ được dùng tiếng Pháp để giao tiếp; còn tiếng Việt chỉ được dạy mỗi tuần 2 tiếng trong giờ Việt Văn. Tuy trường khi này do người Pháp quản lý nhưng phong trào đấu tranh chống thực dân trong học sinh vẫn âm ỉ; trong thập niên 1920, ít nhất đã hai lần nữ sinh trường xuống đường: một lần vào khoảng đầu năm 1920 nhân khi một giáo viên người Pháp yêu cầu học sinh người Việt phải nhường ghế ở hàng đầu cho học sinh người Pháp ngồi, và vào năm 1926 để tang cho Phan Châu Trinh. Đến hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng cơ sở trường rồi sau đó đến quân đội Anh, trường dời về trường tiểu học Ðồ Chiểu tại vùng Tân Ðịnh; cũng trong những năm 1940, trường đổi tên: Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long. Năm 1947, khi được người Anh trao trả, trường bị hư hại nhiều đến nỗi vị hiệu trưởng lâm thời phải vận động quyên góp tài chính để tu sửa trường. Năm 1949, trường lại được mở rộng: một tòa nhà hai tầng được xây mới ở đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số lượng học sinh ngày càng tăng. Cũng trong năm 1949, nữ sinh trường cùng với nam sinh trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa dẫn đến việc trường bị nhà cầm quyền cho đóng cửa.
Thời Quốc gia Việt Nam Đến năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài hơi có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn-Gia Định (trong số ấy có nhiều học sinh đã hy sinh, như Trần Văn Ơn của trường Petrus Ký trường được mở cửa lại và đánh dấu một sự kiện lớn: lần đầu tiên hiệu trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường: cô Nguyễn Thị Châu. Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp; nữ sinh phải học cả hai ngoại ngữ là Anh-Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường rất khó và được đem so sánh với kỳ thi vào trường dành cho nam là Lycée Petrus Ký với số học sinh tham dự đến từ khắp nơi trong miền Nam: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Tân An… (một cuộc tuyển sinh vào hệ trung học trường vào khoảng năm 1971 được ghi nhận như sau: có tổng cộng 8000 học sinh ghi danh và thi tuyển nhưng chỉ có 819 đậu.) Năm 1953, đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu của trường là đóa mai vàng khâu lên trên áo, đồng thời sau đó chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp của trường cũng được đổi sang tiếng Việt và tên trường đổi thành tên tiếng Việt Trường Nữ Trung học Gia Long.
Thời Việt Nam Cộng hòa Suốt những năm sau đó, trường vẫn tiếp tục phát triển: 1965, xây thêm thư viện; 1964 trường bỏ nội trú, sửa các phòng ở thành phòng học; số lượng lớp của trường chừng 55 lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (tường đương lớp 9 đến lớp 12 bây giờ) học buổi sáng; 45 lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (tương đương lớp 6 đến lớp 8 bây giờ) học buổi chiều với tổng cộng 3000 học sinh.
Sau năm 1975 Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, trường được chính quyền mới đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai. Niên khóa 1978-1979, Trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ. Năm 2003, trường được đưa vào danh mục của 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Tập sách vừa tập hợp hình ảnh, tư liệu của nhiều thế hệ học sinh như lưu giữ kỷ niệm một thời áo tím Sài Gòn, vừa là chất xúc tác gắn kết các thế hệ học sinh Gia Long, từ các khóa trước 1975 nay đã tỏa đi khắp bốn phương trời. Nhiều người đã thành danh, trở thành người hữu dụng cả trong và ngoài nước, vẫn nhớ về những kỷ niệm một thời trung học Gia Long.
Mỗi trang sách ảnh Sài Gòn - Gia Long kỷ niệm có sức quyến rũ lạ thường, cuốn hút dẫn người đọc về lại không khí học trò trung học của Sài Gòn những năm 1950-1975. Ở đó có những thầy cô chí tình dìu dắt học sinh qua những câu chuyện vui buồn của tuổi học trò.
Ở đó, người đọc hôm nay sẽ cùng những người trong cuộc lần giở những kỷ niệm với thầy cô Việt văn, kể câu chuyện ăn tết, những giờ học ngôn ngữ, những thầy cô được học sinh xem như là cha mẹ thứ hai.
Bà Vũ Kim Hạnh - cựu nữ sinh Gia Long - cùng đến tham gia buổi giao lưu ra mắt sách - Ảnh: L.ĐIỀN
Lại có cả bài thuật lại lược sử trường Áo tím Gia Long như một thiên khảo cứu nghiêm túc. Theo đó, quá trình hình thành ngôi trường nữ từ thời Pháp thuộc ở Đông Dương trong mục đích truyền bá văn hóa Pháp, và ông Bùi Quang Chiêu chính là người đề xướng thành lập một ngôi trường nữ dành cho con em người bản xứ hồi 1908.
Đề xướng được đồng ý vào năm 1909, nhưng mãi đến 1915 mới được khánh thành và khai giảng khóa học đầu tiên.
Đến nay, sau nhiều thăng trầm, ban liên lạc trường nữ Gia Long tìm lại nhau chỉ thấy đại diện xưa nhất là khóa 1955-1962. Những nữ sinh thời xưa giờ đã lên hàng bà nội, bà ngoại, vẫn cười nói xôn xao và hát hò rộn rã.
Và nữa, biết bao câu chuyện cùng ùa về khi thầy trò Gia Long gặp nhau nơi Đường sách. Cả thầy và trò đều rưng rưng xúc động.
Cô Kha Thị Hưỡn - phụ tá giám học và giám thị một thời - tuổi cao sức yếu nay phải ngồi xe lăn ra đường sách, vậy mà vẫn nhớ như in duyên sự năm xưa chẳng biết cô cậu nào ở trường nam Petrus Ký - "đối thủ" của trường nữ Gia Long - đã đặt biệt danh cho cô là "chằn lửa", khiến cho cô đến nay tuổi cổ lai hy rồi vẫn băn khoăn không biết biệt danh ấy xuất xứ từ đâu.
Bà Kha Thị Hưỡn kể lại câu chuyện biệt danh của chính mình do học sinh trường Petrus Ký đặt ra - Ảnh: L.ĐIỀN
Thầy giáo dạy Việt văn Trần Thế Xương, sau nhiều năm tháng rời xa bục giảng, giờ gặp cả đồng nghiệp lẫn nhiều thế hệ học trò thân yêu. Thầy nhớ lại kỷ niệm đến nay làm ông nhớ mãi là trong thời điểm Sài Gòn khốn khó, một cô giáo đồng nghiệp trường Gia Long đã đạp chiếc xe đạp mini mang đến nhà cho thầy 3kg gạo.
Hình ảnh ấy ăn sâu vào tâm khảm của thầy, và chắc hẳn sẽ còn ấn tượng mỗi khi nhắc đến nghĩa tình đồng nghiệp, thầy trò trường Gia Long.
Sách do NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành - Ảnh: L.ĐIỀN
Buổi ra mắt sách còn là dịp kêu gọi chung tay đóng góp gây quỹ làm từ thiện giúp đỡ cộng đồng. Tinh thần nữ sinh Gia Long từ Việt Nam đang lan rộng khắp nơi. Có người từ Úc, Canada, Mỹ... cũng kịp trở về chung tay, mong muốn đem niềm vui từ những trái tim nồng ấm chân chất Sài Gòn lan tỏa trong cộng đồng hôm nay.
TTO - Chuyến đi vào trường Gia Long bán báo xuân, đối với Dũng là một thành công ngoài mong đợi. Tờ báo xuân - trong đó có bài thơ con cóc của Dũng - trở thành miếng trầu giao duyên giữa Dũng và cô tiểu thư trong xóm nghèo của nó...
TTO - Sáng 12-11, đường sách Nguyễn Văn Bình bỗng đằm thắm những sắc áo tím phất phới trên bước chân vẫn còn rất duyên dáng của các chị, các cô, các bà đều đã luống tuổi hay đã... rất già.
Sáng ngày 09/11/2013, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường (1913 - 2013).
Đến tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM; đồng chí Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám Đốc cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP.HCM; đồng chí Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo TP. HCM; đồng chí Hoàng Nghĩa Huỳnh, Phó Ban Thi đua - Khen thưởng TP.HCM; cùng những khách mời, nhiều thế hệ lãnh đạo, thầy cô giáo, cựu học sinh và học sinh nhà trường.
Trường được bắt đầu xây dựng vào ngày 06/11/1913. Hai năm sau, ngày 19/10/1915 trường khai giảng khóa đầu tiên với 42 nữ sinh, gồm nhiều cấp, từ lớp mẫu giáo đến những lớp cao hơn. Tháng 09/1922, Trường Áo tím khai giảng lớp trung học đệ nhất cấp đầu tiên, học sinh muốn theo học bậc trung học đệ nhất cấp phải qua khóa thi căn bản giáo dục và kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất của trường. Năm 1952, hệ thống giáo dục Việt Nam thay dần hệ thống giáo dục của Pháp, Anh văn và Pháp văn được xem là môn học chủ yếu trong các lớp ngoại ngữ. Năm 1953, áo dài màu trắng với hoa mai vàng thêu đã thay cho chiếc áo dài màu tím, Việt ngữ lúc này là quốc ngữ và trường áo tím được đổi tên thành Trường Nữ Trung Học Gia Long Sài Gòn.
Năm 1964, trường Nữ Trung Học Gia Long Sài Gòn có tất cả 100 lớp: Buổi sáng có 55 lớp, từ lớp đệ tứ đến lớp đệ nhất (lớp 9-12), buổi chiều có 45 lớp, từ đệ thất đến lớp đệ ngũ ( lớp 6 đến lớp 8). Vào thập niên 70, vào kỳ thi tuyển lớp đệ thất, mỗi năm có chừng 700 nữ sinh trúng tuyển trong số 10.000 thí sinh dự thi. Trường có 200 giáo sư và 5.000 nữ sinh theo học.
Miền Nam trước ngày giải phóng có nhiều trường trung học công lập chỉ có nữ sinh như: Trường Nữ trung học Lê Ngọc Hân ở Mỹ Tho, Trường Nữ sinh Đồng Khánh ở Cố đô Huế… Nữ sinh của trường đã trải qua 2 cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, đồng hành với học sinh, sinh viên Sài Gòn xuống đường. Có rất nhiều nữ sinh của trường Áo tím - Gia Long thời loạn lạc ấy đã thoát ly tham gia kháng chiến, có người bị bắt, bị tù, bị đày ra Côn Đảo, có người đã mãi mãi nằm lại ở chiến trường.
Sau ngày Miền Nam giải phóng, Trường Nữ sinh Gia Long được mang tên Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thị Minh Khai. Nguyễn Thị Minh Khai là tên nữ Bí Thư anh hùng đầu tiên của Sài Gòn, bị chính quyền cũ bắt và bị đày ra Côn Đảo và bà đã hy sinh tại đây. Năm 1978-1979 Trường Nguyễn Thị Minh Khai không còn dành riêng cho nữ sinh như trước đây, các nam sinh cũng được học ở trường này. Sau 38 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thay đổi, nhưng ngôi trường này vẫn luôn giữ mãi được ấn tượng Áo Tím- Gia Long - Nguyễn Thị Minh Khai trong lòng những học sinh của trường, và họ rất hãnh diện được ngồi học dưới mái trường danh tiếng thân yêu này.
Nhân dịp mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng là ngày Trường kỷ niệm 100 năm thành lập, tập thể thầy cô giáo và toàn thể học sinh nhà trường vinh dự được đón nhận Cờ truyền thống và nhiều hình thức khen thưởng khác do UBND TP. HCM trao tặng.