Trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch, ngành du lịch của Trung Quốc đang hồi phục mạnh mẽ vào năm 2023. Sự trỗi dậy của du lịch nước ngoài và nội địa, hành vi ngày càng phát triển của khách du lịch và các xu hướng hỗ trợ công nghệ trong bài viết này.
Trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch, ngành du lịch của Trung Quốc đang hồi phục mạnh mẽ vào năm 2023. Sự trỗi dậy của du lịch nước ngoài và nội địa, hành vi ngày càng phát triển của khách du lịch và các xu hướng hỗ trợ công nghệ trong bài viết này.
Việc điều hướng bối cảnh phân phối du lịch phức tạp của Trung Quốc có thể phức tạp vì nó bao gồm nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như các đại lý du lịch trực tuyến (OTA), cổng du lịch trực tuyến (OTP) và các đại lý du lịch truyền thống. Để tận dụng tối đa bối cảnh này, các doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng các kênh D2C.
Bằng cách tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội và nền tảng thương hiệu chính thức, các doanh nghiệp có thể tạo ra đề xuất giá trị hấp dẫn, gây được tiếng vang với khách du lịch Trung Quốc. Đầu tư vào các kênh D2C không chỉ nâng cao thương hiệu mà còn tạo điều kiện tương tác trực tiếp với khách du lịch tiềm năng, mang lại cách tiếp cận cá nhân hóa và hấp dẫn.
Nhìn chung, vào năm 2023, du lịch Trung Quốc đang trở lại mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những xu hướng chính cho thấy sở thích của du khách đang thay đổi.
Xu hướng đi du lịch của mọi người đang dần thay đổi
Ở trong nước, các quy định đi lại dễ dàng hơn và thu nhập cao hơn đang thúc đẩy hoạt động khám phá địa phương. Trên bình diện quốc tế, du lịch nước ngoài đang dần phục hồi với trọng tâm là trải nghiệm phong phú, sức khỏe và khám phá văn hóa.
Du khách Trung Quốc đang ngày càng am hiểu công nghệ hơn, tìm kiếm những trải nghiệm nâng cao về công nghệ như các chuyến tham quan thực tế ảo. Sự thay đổi này đang thúc đẩy du lịch văn hóa, di sản và chăm sóc sức khỏe.
Phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là các nền tảng như TikTok và WeChat, rất quan trọng để thu hút khách du lịch Trung Quốc một cách hiệu quả.
Về bản chất, sự hồi sinh của du lịch Trung Quốc rất đa dạng, với việc du khách tìm kiếm những trải nghiệm phong phú, sự tương tác kỹ thuật số và tính xác thực.
Các doanh nghiệp phù hợp với những ưu tiên này và tận dụng các cơ hội trong nước và quốc tế có khả năng phát triển mạnh trong bối cảnh du lịch đang phát triển.
Định hướng của ngành xi măng Việt Nam vẫn lấy thị trường nội địa làm nền tảng chính cho sự phát triển bền vững
Ngành xi măng trong năm 2024 vẫn được xem là chịu nhiều khó khăn từ việc nhu cầu trong nước khó tăng cao, nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu, một số dây chuyền mới đi vào sản xuất, thị trường bất động sản vẫn chưa thể sôi động trở lại.... Tất cả khó khăn này đã đưa ngành xi măng vào thế khó là không tiêu thụ được xi măng và clinker, một số nhà máy có vốn vay đầu tư lớn hàng trăm triệu USD, còn nợ ngân hàng nhiều có thể phá sản hoặc bán tháo cho nước ngoài, đây là điều đáng lo ngại.
Nhiều nhà máy phải dừng 1 hoặc 2 dây chuyền để giảm lượng tồn kho
Theo tính toán của Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2023, cả nước sản xuất và tiêu thụ gần 88,6 triệu tấn xi măng và clinker, đạt gần 79% năng lực sản xuất của 83 dây chuyền, khoảng 70% năng lực thực tế. Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2023 đạt 57,083 triệu tấn, bằng 84,3% tiêu thụ nội địa năm 2022. Trong đó, có 8 dây chuyền sản xuất xi măng phải ngừng hoạt động, nhiều nhà máy phải dừng 1 hoặc 2 dây chuyền để giảm lượng tồn kho, phải dừng lò vì dư thừa công suất lần đầu xảy ra trong lịch sử ngành xi măng.
Xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục gặp khó. Khi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi... Từ tháng 10/2023, châu Âu bắt đầu triển khai cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đối với xi măng nhập khẩu nên sẽ là khó khăn với doanh nghiệp xuất khẩu xi măng sang châu Âu. Cùng với giá điện, than và các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất đều tăng, có thời điểm giá than tăng gấp 3 lần; năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân tăng 7,5%... Mặt khác, doanh nghiệp xi măng chịu bất lợi khi thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, từ ngày 01/01/2023, không được áp dụng luật thuế giá trị gia tăng.
Phải đối mặt với khó khăn, thách thức chung của ngành xi măng, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tăng cường sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế, sử dụng bùn thải thay thế sét, sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên; nghiên cứu sản phẩm mới giảm phát thải ra môi trường, góp phần tiết giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm sử dụng tài nguyên không tái tạo.
Mặc dù VICEM đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng doanh thu, lợi nhuận năm 2023 của VICEM không đạt kế hoạch năm và giảm so với thực hiện năm 2022 chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ xi măng thấp dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker của toàn VICEM sụt giảm làm tăng chi phí cố định trên tấn sản phẩm; giá thu về xi măng, clinker giảm. Cụ thể, xi măng là 20,48 triệu tấn, đạt 88,9% kế hoạch năm 2023, trong đó xi măng trong nước là 17,63 triệu tấn, đạt 89,6% kế hoạch năm 2023. Xi măng xuất khẩu là 2,85 triệu tấn, đạt 85,1% kế hoạch năm 2023. Clinker là 2,09 triệu tấn, đạt 104% kế hoạch năm 2023.Tổng doanh thu là 30.169 tỷ đồng, đạt 86,1% kế hoạch năm 2023. Lợi nhuận trước thuế chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ lỗ 428,0 tỷ đồng, (kế hoạch năm 2023 lãi 75,7 tỷ đồng).
Đặc biệt, tới đây khi một số dây chuyền mới dự báo đi vào sản xuất như: Vissai Đại Dương 2, Xi măng Xuân Sơn...sẽ nâng tổng công suất lên đáng kể, chênh lệch cung cầu của thị trường tăng cao.
Sửa đổi chính sách thuế GTGT đối với sản phẩm clinker xuất khẩu
Để giúp ngành xi măng vượt qua khó khăn hiện nay, theo TS. Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho rằng: Ngoài đẩy nhanh triển khai các dự án đầu tư công, xây dựng kết cấu hạ tầng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; đẩy nhanh đầu tư xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì về chính sách thuế, kiến nghị Chính phủ tạm hoãn việc tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10% và tạm giữ mức thuế suất xuất khẩu clinker ở mức cũ 5% thêm 2 năm. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với sản phẩm clinker xuất khẩu, theo hướng sản xuất clinker xuất khẩu không thuộc đối tượng hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng.
Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị, khẩn trương ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về việc sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành xi măng. Có chính sách khuyến khích về thuế, tài chính cho nhà máy sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế. Tạo điều kiện để việc vận chuyển, tái sử dụng các chất thải, rác thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế được thuận tiện. Cần ban hành các quy định, hướng dẫn các nhà máy xi măng thực hiện kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính.
Cùng với sự quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hy vọng năm 2024 tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương, sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, thì sẽ tăng trưởng tiêu thụ xi măng trong nước giảm áp lực dư thừa nguồn cung.
Doanh nghiệp ngành xi măng chìm trong thua lỗ
HT1: Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng tích cực vào nửa cuối năm 2024
VICEM: Vượt khó, ứng dụng khoa học kỹ thuật “Đổi mới sáng tạo”
Nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Gỗ và Lâm sản đã chủ động thuê những đơn vị tư vấn nước ngoài để sản xuất đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn phát thải carbon - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, năm 2022 được xem là năm khó khăn nhất từ trước đến nay đối với ngành gỗ. Tốc độ tăng trưởng ngành gỗ đạt 7,1%, chủ yếu nhờ vào các thị trường như Đông Bắc Á, Châu Đại Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản… còn lại các thị trường như Bắc Mỹ và EU hầu như "đứng im" do suy thoái.
Năm 2023, ngành gỗ dự báo những tháng đầu năm sẽ còn nhiều khó khăn. "Chúng tôi dự tính phải hết quý II năm 2023 mới có thể phục hồi sản xuất khoảng 85% và kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên", ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Ông Lập cho biết, để làm được điều này, ngành gỗ sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc áp dụng đồng các giải pháp: Đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm sử dụng gỗ nhập khẩu; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất; đẩy mạnh sản xuất phát thải thấp; phối hợp các địa phương xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế lớn, phấn đấu từ năm 2024, sẽ đều đặn tổ chức 4 hội chợ lớn/năm...
Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức phát triển ngành lâm nghiệp cân đối; phát triển trồng rừng đi đôi với chế biến. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Bởi lẽ, chỉ có nắm được thị trường mới chủ động được sản xuất và thực hiện tốt việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Đưa ra so sánh với ngành gỗ Trung Quốc, ông Lập cho biết, các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc đều có công ty phân phối ở các thị trường lớn, đa số doanh nghiệp Việt chưa làm được điều này nên biến động thị trường tác động rất nhanh, mạnh đến doanh nghiệp Việt. Ông Lập cũng cho biết hiện nay nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cũng đã chủ động thuê những đơn vị tư vấn nước ngoài để sản xuất đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn phát thải carbon.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét việc cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp; tăng cường kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài vào trồng rừng, bởi lẽ, họ có công nghệ, tiềm lực thuận lợi hình thành các chuỗi liên kết sản xuất. Ngoài ra, ông Lập cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi giải ngân vốn vay cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhìn nhận, ngành gỗ hiện đang ở trạng thái "bùn ở dưới chân và nắng ở trên đầu". Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tổng hợp chi tiết các vấn đề và đề xuất để Bộ NN&PTNT cùng phối hợp để có cuộc làm việc với Thủ tướng trong năm mới để tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo sản xuất và phát triển thị trường gỗ, lâm sản tới đây.