��ࡱ� > �� P R ���� O �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� � �� 8 bjbj�� 8 �y �y � �� �� �� � � � � � � � � ���� � � � 8 2 > � �" � J J ` ` ` ; ; ; " " " " " " " $ <$ � �&
��ࡱ� > �� P R ���� O �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� � �� 8 bjbj�� 8 �y �y � �� �� �� � � � � � � � � ���� � � � 8 2 > � �" � J J ` ` ` ; ; ; " " " " " " " $ <$ � �&
Hiện nay, không có quy định về việc thí sinh có bằng TOEIC sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tuy nhiên, căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để miễn thi bài thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT như sau:
Như vậy, thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có bằng TOEIC 4 kỹ năng đạt số điểm kĩ năng Nghe: 275; Đọc: 275; Nói: 120; Viết: 120 thì sẽ được miễn thi bài thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Căn cứ Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định về bài thi tốt nghiệp THPT như sau:
Như vậy, bài thi tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm 05 bài thi cụ thể như sau:
- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học;
- 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hoặc Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Lưu ý: Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/4/2024.
Đối với các định nghĩa khác, xem
Đại Việt sử ký toàn thư (大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Hoàn thành lần đầu năm 1479, bộ sử này được bổ sung và khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới của Ngô Sĩ Liên gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 (khi nhà Hậu Lê được thành lập) và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư. Sau đó, dù đã hoàn thành, Đại Việt sử ký toàn thư lại không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1663 - 1671) đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷ đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.[2]
Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư ra chữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội phát hành lần đầu năm 1993.
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác[3] và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.
Đại Việt sử ký toàn thư không phải là bộ quốc sử Việt Nam đầu tiên được biên soạn. Trước đó, một số thư tịch đã nhắc đến Sử ký 史記 của Đỗ Thiện thời nhà Lý,[4] Việt chí 越志 của Hàn trưởng Trần Phổ (hoặc Tấn) thời nhà Trần.[5] Bộ Đại Việt sử ký 大越史記 viết theo thể biên niên của Lê Văn Hưu biên soạn và hoàn thành vào năm 1272 là bộ quốc sử Việt Nam sớm nhất được ghi nhận, ghi chép lịch sử Đại Việt từ thời đại Triệu Vũ Đế năm 207 TCN đến hết năm 1225 đời Lý Chiêu Hoàng nhà Lý.[6] Dưới đời vua Lê Nhân Tông nhà Hậu Lê, Phan Phu Tiên được giao nhiệm vụ biên soạn lịch sử từ năm 1226 đầu đời Trần Thái Tông đến năm 1427 khi thời kì Bắc thuộc lần 4 kết thúc, bộ quốc sử này cũng viết theo thể biên niên và mang tên Đại Việt sử ký.[7]
Nhà Hậu Lê tiếp tục trải qua một giai đoạn hoàng kim dưới sự trị vì của Lê Thánh Tông, một vị vua rất quan tâm đến văn hóa và giáo dục. Trong những năm đầu trị vì, nhà vua đã nhiều lần ra lệnh tìm kiếm, tập thư tịch tài liệu lịch sử,[8] đồng thời ông cũng bổ nhiệm các học giả Nho gia vào Sử quán triều đình để chuẩn bị cho công việc biên soạn quốc sử. Ngô Sĩ Liên là một trong số các học giả đó.
Đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời vua Lê Thái Tông (1442), Ngô Sĩ Liên từng giữ chức Đô Ngự sử đời Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông rồi bị giáng xuống làm Hữu Thị lang bộ Lễ, Tư nghiệp Quốc Tử Giám kiêm chức Tu soạn ở Sử quán.[9] Trong vị trí của một sử quan, ông được giao nhiệm vụ biên soạn quốc sử cho triều đình theo mệnh lệnh của Lê Thánh Tông vào tháng 1 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10, tức là năm 1479.[10]
Ngô Sĩ Liên đã dựa vào hai bộ sử của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên để làm công việc đó. Ông cho rằng hai bộ sách của họ Lê và họ Phan tuy "rõ ràng, có thể xem được" nhưng "ghi chép còn có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi có chỗ còn chưa vừa ý".[8] Do vậy, ông đã sửa chữa chép lại hai bộ sách này "có việc nào sót quên thì bổ sung thêm vào, có lệ nào chưa đúng thì cải chính lại, văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi đi, gián hoặc có việc hay dở có thể khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê mùa ở sau". Ngô Sĩ Liên cũng giữ lại cho bộ sử nhiều lời bình của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên về các sự kiện lịch sử. Không chỉ sửa chữa sử cũ, Ngô Sĩ Liên còn bổ sung vào dòng chảy lịch sử Việt Nam thời đại họ Hồng Bàng, đưa nó trở thành thời đại đầu tiên trong lịch sử thay vì nhà Triệu như trong Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu. Trong quá trình biên soạn, bên cạnh các bộ chính sử trước đó và sử sách Trung Quốc,[11] Ngô Sĩ Liên cũng đã thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác, bao gồm dã sử, các bản truyện chí có thể là Việt điện u linh tập hay Lĩnh Nam chích quái cùng với những lời truyền tụng. Tuy là truyền thuyết và truyện dân gian nhưng chúng vẫn được Ngô Sĩ Liên xem là nguồn sử liệu đáng tin cậy.[12] Đây là lần đầu tiên các nguồn kiểu này được một nhà sử học Việt Nam sử dụng trong tác phẩm lịch sử.
Bộ quốc sử hoàn thành vào tiết đông chí, khoảng tháng một năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (tức là ngày 13 tháng 12 năm 1479), bao quát lịch sử Việt Nam trong hơn bốn thiên niên kỷ, bắt đầu từ một thời điểm truyền thuyết 2879 TCN, dừng lại ở sự kiện quân Minh rút về Trung Quốc, kết thúc Bắc thuộc lần 4 năm 1427. Bộ sử này được tác giả đặt tên là Đại Việt sử ký toàn thư. Tuy đã hoàn thành, nhưng công trình sử học này của ông không được khắc in để phát hành mà vẫn nằm lại trong Sử quán của triều đình dưới dạng bản thảo viết tay.[8]
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên chia thành hai phần là Ngoại kỷ toàn thư và Bản kỷ toàn thư. Phần Ngoại kỷ bắt đầu từ họ Hồng Bàng đến hết năm 938, năm Tiền Ngô Vương đại phá quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng. Phần Bản kỷ bắt đầu từ năm 938, năm thành lập nhà Ngô, đến hết năm 1427, năm kết thúc sự thống trị của nhà Minh trên đất Đại Việt. Cộng tất cả gồm 15 quyển.
Có thể liệt kê vai trò của Ngô Sĩ Liên trong tiến trình biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư như sau:
Ngoài ra, khi làm sử quan dưới triều Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên còn biên soạn Tam triều bản kỷ 三朝本紀, ghi chép lịch sử ba triều vua Lê Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông của nhà Hậu Lê.[14] Rất có thể đây là tài liệu quan trọng mà sau này nhóm Phạm Công Trứ dựa vào để biên soạn lịch sử triều Hậu Lê trong giai đoạn cai trị của ba vị vua này.[15] Trong văn bản Đại Việt sử ký toàn thư bản in Nội các quan bản, đầu quyển 11 phần Bản kỷ thực lục gồm lịch sử hai triều Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông cũng có ghi "Triều liệt Đại phu Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiêm Sử quan Tu soạn, thần Ngô Sĩ Liên biên soạn".
Dưới triều đại của Lê Tương Dực, Vũ Quỳnh, Đô Tổng tài trong Sử quán, đã dâng lên nhà vua bộ sách Đại Việt thông giám thông khảo (còn được gọi là Đại Việt thông giám hoặc Việt giám thông khảo), một bộ sử viết theo thể biên niên ghi lại tiến trình lịch sử Việt Nam từ họ Hồng Bàng đến năm đầu niên hiệu Thuận Thiên của Lê Thái Tổ (1428), gồm 26 quyển vào tháng 4 năm Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận thứ 3, tức là năm 1511.[16] Không có tư liệu cho ta biết Vũ Quỳnh đã biên soạn Đại Việt thông giám thông khảo dựa trên những nguồn nào, bản thân bộ sử này nay cũng không còn, nhưng có thể thấy nó chịu ảnh hưởng khá lớn từ Đại Việt sử ký toàn thư bản Hồng Đức của Ngô Sĩ Liên. Đại Việt thông giám thông khảo có khung thời gian và bố cục, gồm hai phần Ngoại kỷ và Bản kỷ, tương tự như Đại Việt sử ký toàn thư bản Hồng Đức. Tuy nhiên, Vũ Quỳnh chia phần Ngoại kỷ bắt đầu từ họ Hồng Bàng đến hết năm 967 thời Thập nhị sứ quân và phần Bản kỷ bắt đầu từ đời Đinh Tiên Hoàng năm 968 đến năm đầu đời Lê Thái Tổ tức là năm 1428.[16] Trong cách phân chia các kỷ, Vũ Quỳnh cũng có quan điểm khác với Ngô Sĩ Liên, điển hình như Kỷ thuộc Minh. Nếu Ngô Sĩ Liên coi giai đoạn từ năm 1414 đến năm 1427 là giai đoạn Minh thuộc thì Vũ Quỳnh, trong sách Đại Việt thông giám thông khảo lại rút lại thời kì thuộc Minh chỉ trong 4 năm, từ năm 1414 đến năm 1418,[17] bởi lẽ năm 1418 là năm Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Nhóm Phạm Công Trứ đã tiếp thu cách chia đó của Vũ Quỳnh. Vũ Quỳnh cũng là người viết lời bình luận các sự kiện lịch sử (gồm 3 đoạn), ghi rõ "Sử thần Vũ Quỳnh bàn".
Ngoài ra, khi làm sử quan dưới triều Lê Tương Dực, Vũ Quỳnh còn được biết đến là người soạn sách Tứ triều bản kỷ (四朝本紀), ghi chép lịch sử bốn triều vua Lê Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục của nhà Hậu Lê.[14] Rất có thể đây là tài liệu quan trọng mà sau này nhóm Phạm Công Trứ dựa vào để biên soạn lịch sử triều Hậu Lê trong giai đoạn cai trị của bốn vị vua này.[18]
Khi vua Lê Tương Dực đọc Đại Việt thông giám thông khảo, muốn tóm tắt những điều cốt yếu của bộ sách cho tiện xem, đã sai một văn thần là Lê Tung viết Việt giám thông khảo tổng luận (越鑑通考總論). Bài tổng luận này sau đó đã được đưa vào quyển thủ của Đại Việt sử ký toàn thư.