Thông tin được Navigos Group - tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự vừa công bố ngày 27/4 về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam quý 1/2022 và dự báo xu hướng tuyển dụng trong quý 2.
Thông tin được Navigos Group - tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự vừa công bố ngày 27/4 về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam quý 1/2022 và dự báo xu hướng tuyển dụng trong quý 2.
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.Để được hưởng bảo hiểm một lần, người lao động nước ngoài phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau:
Tại Việt Nam, việc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài được qui định rõ ràng, và trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại đây mà không có giấy phép lao động có thể dẫn đến trục xuất khỏi Việt Nam.
Khi có tư cách cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam trong một năm dương lịch, người nước ngoài phải kê khai và quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc trên toàn cầu. Mức thuế và thuế suất áp dụng cho người cư trú và người không cư trú là hoàn toàn khác nhau.
Tại Việt Nam, hạn chót để nộp hồ sơ quyết toán thuế năm là ngày cuối cùng của tháng thứ ba sau khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Thẻ tạm trú là loại thị thực nhiều lần có thời hạn từ 2 đến 5 năm, được cấp cho người nước ngoài muốn cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, thẻ tạm trú có thể được cấp với thời hạn và yêu cầu về giấy tờ khác nhau.
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu họ có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề được cấp tại Việt Nam, và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn ít nhất một năm với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động nước ngoài sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này nếu:
DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
Người nước ngoài truy cập Trang thông tin cấp thị thực điện tử thuộc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (có tên miền tiếng Việt là “https://dichvucong.bocongan.gov.vn/”, tiếng Anh là “https://e-services.mps.gov.vn/”) để nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh mặt chân dung và trang nhân thân hộ chiếu.
Người lao động là công dân nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các mục đích dưới đây:
Lưu ý: Người lao động nước ngoài cần chú ý rằng các hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh, nhằm tránh các rủi ro có thể gây gián đoạn cho quá trình làm việc tại Việt Nam. Thời hạn của thị thực được cấp sẽ phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh và hồ sơ của người xin cấp thị thực.
Trong quý 1/2022, Navigos Search ghi nhận các mức lương rất cao mà các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam dành cho ứng viên người nước ngoài. Mức lương mà các ứng viên nhận được dao động từ khoảng 8.500 USD/tháng – 34.000 USD/tháng, tương đương từ gần 200 triệu đồng/tháng – gần 800 triệu đồng/tháng.
Theo Navigos Search, ngay sau khi Việt Nam mở cửa lại các đường bay quốc tế và miễn thị thực cho nhiều quốc gia, đã có rất nhiều chuyến bay từ các công ty nước ngoài sang Việt Nam để thực hiện khảo sát, tìm hiểu cho việc đầu tư tại Việt Nam.
Chia sẻ từ các nhà đầu tư cho thấy, Việt Nam vẫn là điểm đến đáng quan tâm trong khu vực ASEAN và châu Á, nơi họ có thể đa dạng hóa khu vực sản xuất, giảm thiểu rủi ro, tăng cường chuỗi cung ứng. Ngoài ra, Việt Nam còn là thị trường lao động tiềm năng nơi họ đánh giá lực lượng lao động có kỹ năng tốt, học hỏi nhanh với giá nhân công hợp lý.
Trong ngành may mặc, các ứng viên từ các quốc gia châu Á khác như Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan… khá quan tâm tới các cơ hội làm việc tại Việt Nam, nơi họ có thể nhận được cơ hội lương thưởng cạnh tranh và giúp họ có thêm kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài.
Cũng trong ngành may mặc, những vị trí chuyên sâu kỹ thuật như phát triển mẫu, kỹ thuật may, cải tiến, kiểm tra chất lượng… vẫn là những vị trí khó tìm ứng viên nhất. Các công ty rất nỗ lực trong việc giữ chân người lao động đặc biệt ở những vị trí này bằng chính sách lương thưởng cạnh tranh và tạo thuận lợi cho họ khi làm việc.
Trường hợp không tìm được ứng viên người Việt, một số công ty mở rộng tìm kiếm ứng viên người nước ngoài cho những vị trí này. Các ứng viên người nước ngoài có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, am hiểu văn hóa và con người Việt Nam cũng là một điểm thuận lợi giúp họ được tuyển dụng trong lĩnh vực này.
Cũng theo quan sát của Navigos Search, rất nhiều ngành đang khó khăn trong tuyển dụng các nhân sự cấp cao.
Chẳng hạn, ngành ô tô tại Việt Nam đang có một số dự án đầu tư mới bắt nguồn từ sự dịch chuyển dây chuyền hoặc chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhân sự cấp cao hoặc chuyên gia trong ngành pin ô tô điện đang đặc biệt thiếu, do đây là một ngành đang được các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng nhà máy mới trên toàn cầu.
Với lĩnh vực du lịch, khách sạn, các doanh nghiệp trong mảng này đã quay lại tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao tổng giám đốc, tổng quản lý, các trưởng bộ phận trong khách sạn và khu nghỉ dưỡng là các ứng viên người nước ngoài.
Các dự án khách sạn nghỉ dưỡng hồi phục nên nhu cầu về nhân sự cấp cao ở các mảng xây dựng và vận hành cũng sẽ phát triển mạnh. Dự báo nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài cho các vị trí quản lý sẽ phát sinh nhiều hơn trong mảng này.
Trong khi đó, ngân hàng tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao các vị trí liên quan đến công nghệ, dữ liệu và tư vấn cho các sản phẩm cao cấp của ngân hàng. Do các ngân hàng tập trung vào chuyển đổi số, tự động hóa…nên dẫn đến việc tăng nhu cầu tuyển dụng về các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin, dữ liệu, kiến trúc giải pháp... Những vị trí này đặc biệt tập trung vào nguồn nhân sự chất lượng cao nhưng lại rất khó tìm kiếm và cần đầu tư nhiều chi phí do tính cạnh tranh trên toàn thị trường.
Đối với các vị trí sales, giai đoạn này các ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều cho mảng khách hàng cao cấp, khách hàng ưu tiên, tập trung vào các sản phẩm dịch vụ cao cấp và phức tạp như đầu tư, bảo hiểm và quản lý tài sản. Vì vậy, đối với các vị trí này, ngân hàng thường tuyển ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng tốt.
Một điểm đáng chú ý nữa là xu hướng tuyển dụng nhân sự biết tiếng Trung đã bắt đầu phát triển từ cuối năm 2021. Đến hết quý 1/2022, xu hướng này vẫn đang nóng hổi và dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Nhu cầu về nhân sự tiếng Trung thường tập trung ở các khu công nghiệp phát triển. Đối với các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp như: Bắc Ninh, Bắc Giang, hay các khu vực gần khu công nghiệp lớn, doanh nghiệp sẽ tiếp cận đươc với khối lượng lao động lớn, nhưng bị cạnh tranh gay gắt về chế độ, thời gian làm việc.
Còn đối với các doanh nghiệp sẵn sàng đi tới các khu vực xa hơn (Phú Thọ, Quảng Ninh…) thì doanh nghiệp sẽ ít bị cạnh tranh hơn trong việc tuyển dụng lao động phổ thông. Tuy nhiên doanh nghiệp lại có khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng và trình độ cao.
Bên cạnh đó, một số khu vực tiêu biểu có thể kể đến như Phú Thọ, Tuyên Quang là các tỉnh thành đang phát triển trong lĩnh vực điện tử cũng rất “khát” nhân sự biết tiếng Trung.
Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế, visa và các thủ tục hành chính khác. Tuy nhiên, người lao động nước ngoài cũng phải đáp ứng được các hồ sơ và tuân theo các thủ tục tuân thủ để phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn.
THỦ TỤC TUÂN THỦ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thị thực là loại giấy tờ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Thị thực có thể được cấp một lần hoặc nhiều lần, và mục đích xin cấp thị thực không được thay đổi. Thị thực được gắn vào hộ chiếu hoặc có thể được cấp rời, thông qua giao dịch điện tử hoặc theo danh sách phương thức cấp thị thực được cung cấp bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Tại Việt Nam, thị thực nhập cảnh có đa dạng hình thức với các ký hiệu và thời gian khác nhau. Trong số đó, có 05 hình thức thị thực phổ biến nhất với các ký hiệu và thời hạn khác nhau, bao gồm: