Bản Đồ Bắc Quang Hà Giang

Bản Đồ Bắc Quang Hà Giang

Mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc là nơi nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ cùng những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ kín những quả đồi hòa trong bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng. khách thăm quan sẽ có hội được khám phá nhiều thắng cảnh đẹp hùng tráng và ngoạn mục như cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, núi đôi Quản Bạ, dinh thự họ Vương cùng nhiều ghềnh thác, hang động kỳ thú sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời.

Mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc là nơi nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ cùng những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ kín những quả đồi hòa trong bầu không khí mát mẻ, thoáng đãng. khách thăm quan sẽ có hội được khám phá nhiều thắng cảnh đẹp hùng tráng và ngoạn mục như cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú, núi đôi Quản Bạ, dinh thự họ Vương cùng nhiều ghềnh thác, hang động kỳ thú sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời.

Một số địa danh trải nghiệm Hà Giang

Cột mốc số 0 tại thành phố Hà Giang thường là điểm đến đầu tiên và cũng là nơi check-in quen thuộc, nổi tiếng đối với nhiều Lữ khách . Cột mốc này tọa lạc nằm ngay trên Quộc Lộ 2 ở khu vực trung tâm thành phố, gồm cột mốc đường và cột mốc bằng đá có chú thích rõ mốc lịch sử.

Cổng trời Quản Bạ Của Hà Giang trước đây là nơi canh gác và kiểm soát mọi hoạt động ra vào cao nguyên đá với cánh cổng lớn bằng gỗ. Tuy nhiên, hiện nay, nó chỉ còn lại di tích và trạm phát sóng. Do độ cao lớn, nên thời tiết ở nơi này thường xuất hiện mây mù bao phủ quanh năm suốt tháng.

Núi đôi Quản Bạ là điểm thăm quan Hà Giang vô cùng nổi tiếng, đồng thời là danh thắng tự nhiên có hình dáng lạ. Đây là hai ngọn núi nằm giữa thung lũng tựa như bầu ngực căng tròn của “cô Tiên”, do đó nó còn có tên gọi khác là Núi đôi cô Tiên.

Tọa lạc trên Quốc Lộ 4C lên Đồng Văn hay còn được biết đến với cái tên là con đường Hạnh Phúc, rừng thông Yên Minh Của Hà Giang nằm ở xã Na Khê, Lao Và Chải, huyện Yên Minh. Nơi đây nổi tiếng với những cây thông lớn tuyệt đẹp và những đồi cỏ rất bắt mắt, tựa như “Đà Lạt thứ 2” ở miền Bắc. khách thăm quan Hà Giang đến đây sẽ được đi qua những con đường uốn lượn giữa rừng thông, và nhìn thấy được những ngôi nhà trình tường ở phía bên kia núi, phía sau là cả hàng cây sa mộc xanh thăm thẳm.

Chợ Đồng Văn cũ Của Hà Giang là nơi đã có niên đại hàng trăm năm được xây dựng bằng đá và lợp ngói âm dương. Mặc dù hiện nay hoạt động họp phiên đã được chuyển sang chợ mới, nhưng nó vẫn giữ được nguyên vẹn nét đặc trưng, truyền thống của người dân tộc miền cao. Đồng Văn cũng có khu phố cổ với tuổi đời hàng thế kỷ, tại đây có những nhà cổ quý giá được giữ gìn và bảo tồn cho đến ngày nay. khách thăm quan Hà Giang đến đây cũng có thể đi bộ lên khu Đồn Cao ở phía sau chợ cũ để có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn cổ kính, rêu phong.

Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, Đào Mã Pí Lèng Của Hà Giang là cung đèo nối liền Đồng Văn với Mèo Vạc, nằm trên con đường Hạnh Phúc rất hiểm trở và cheo leo. Nhiều người vẫn hay ví con đèo này là đệ nhất hùng quan, đặc sản Của Hà Giang, hiếm nơi này có được. Một bên là núi đá dựng vách thành, một bên là vực sâu thăm thẳm với dòng sông Nho Quế cuộn chảy, uốn lượn qua từng khe đá. Hẻm vực Tu Sản – hẻm núi sâu nhất Việt Nam cũng là nét đứt gãy địa chất kỳ vĩ và độc đáo tại nơi này.

Thị trấn Mèo Vạc Của Hà Giang tọa lạc giữa bốn bề núi đá hùng vĩ, từ đây Lữ khách đi tham quan Khâu Vai hay rừng đá Lũng Pù để khám phá và trải nghiệm chợ phiên Mèo Vạc.

Đúng như cái tên của nó, đây là cung đèo có hình chữ M tọa lạc trên đường từ Mèo Vạc về Yên Minh Của Hà Giang. Con đường khúc khuỷu, ngoằn nghèo với những “đường cong hoàn hảo” qua trùng điệp núi đá đã tạo nên hình thù kỳ vĩ và đẹp mắt đầy hiểm trở, song lại kích thích tinh thần chinh phục của nhiều khách thăm quan Hà Giang khi đến đây, nhất là với các phượt thủ chuyên nghiệp luôn gắn mình trên những con đường gian nan.

BHG - Khi cái lạnh mùa Đông bao trùm không gian cũng là lúc huyện Bắc Quang đồng loạt ra quân xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây không chỉ là minh chứng cho tinh thần dựng xây tương lai tươi sáng, “không để ai bị bỏ lại phía sau” mà còn lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc khi trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dự kiến hàng trăm hộ dân sẽ được ở nhà mới, khởi đầu cuộc sống mới.

61 tuổi nhưng vẻ ngoài của bà Vũ Thị Nhình, thôn Minh Thắng (xã Quang Minh) trông già nua, khắc khổ. Năm 2016, chồng qua đời, để lại bà trong cảnh đôi vai “gánh” hai thế hệ. Con trai duy nhất không may mắc bệnh hen suyễn cùng một số bệnh lý khác khiến sức khỏe suy giảm. Năm 2019, khi cháu nội chỉ mới hơn 1 tuổi, con dâu của bà cũng “dứt áo” ra đi tìm hạnh phúc mới. Từ đây, nỗi lo cơm áo, gạo tiền đè nặng lên đôi vai bà Nhình. Mỗi khi nhìn cháu nội thơ bé rồi con trai đang tuổi thanh niên lại gầy yếu, xanh xao, bà Nhình không khỏi xót xa.

Căn nhà sàn là nơi che mưa nắng cho cả gia đình, giờ đây mái lá cọ đã thủng lỗ chỗ, mưa tạt vào nhà khiến sàn tre ẩm ướt. Ngày nắng gắt, ánh sáng mặt trời xuyên qua các lỗ hổng khiến không gian bên trong trở nên oi bức. Những cột gỗ chống đỡ căn nhà không còn vững chãi vì mối mọt gặm nhấm. “Tôi cũng muốn sửa chữa nhà lắm, nhưng lực bất tòng tâm. Tôi sợ một ngày căn nhà không còn trụ được nữa, con trai ốm yếu, cháu nội nhỏ dại sẽ đi đâu, sống thế nào?”, bà Nhình lo lắng.

Tại thôn Xuân Thượng, xã Đức Xuân, vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ như chất “keo” vô hình bám chặt lấy gia đình anh Cu Seo Phòng. Năm 2015, chàng trai Phòng và cô gái Liều Thị Trú về chung một nhà khi Trú mới…15 tuổi. Giờ đây, khi chồng ở tuổi 29, vợ mới 24, họ đã là bố mẹ của 3 đứa trẻ; đứa lớn 8 tuổi, đứa út vừa lên 3. Anh Phòng trải lòng: “Thuở nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà có tới 7 anh em nên tôi không được đi học, đến giờ cũng không biết chữ. Vợ thì chỉ học hết lớp 2, chữ đọc được, chữ không. Thiếu kiến thức, vợ chồng tôi chỉ có thể làm những công việc nặng nhọc, thu nhập ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày”.

Không được học hành đầy đủ, cộng thêm cảnh tảo hôn và đông con khiến gia đình nhỏ của anh Phòng phải đối mặt với chuỗi ngày dài khó khăn. Trong căn nhà tạm bợ, không một đồ vật giá trị, cuộc sống vất vả như hiện rõ qua từng khe hở trên vách gỗ cong vênh, xiêu vẹo; mặc gió rét mùa Đông tràn qua để lại cái lạnh thấm vào da thịt của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nhìn cảnh con cái nheo nhóc, đau ốm triền miên, anh Phòng chỉ biết thở dài nói, ước mơ về một ngôi nhà xây kiên cố để “an cư lạc nghiệp”, chăm lo cho con cái học hành với chúng tôi vẫn mãi chỉ là giấc mơ”.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chỉ thị 42, ngày 9.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ và chủ trương của tỉnh về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước; huyện Bắc Quang đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cấp huyện và tại 23/23 xã, thị trấn. Đồng thời, phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Bắc Quang”; thời gian thực hiện từ tháng 11.2024 đến tháng 11.2025.

Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bắc Quang Nguyễn Xuân Hải cho biết: “Hiện nay huyện có 1.259 hộ đang phải sống trong cảnh nhà tạm, nhà dột nát gồm: 27 hộ người có công, 700 hộ nghèo, cận nghèo, 532 hộ không nghèo nhưng khó khăn về nhà ở có nhu cầu xây nhà mới. Trước mắt, huyện tập trung hỗ trợ 727 hộ người có công, hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước với định mức 60 triệu đồng/hộ xây nhà ở mới, 30 triệu đồng/hộ có nhu cầu sửa chữa nhà ở cùng sự chung tay của cộng đồng theo phương châm: “Ai có gì góp nấy” đã tạo nên khí thế thi đua sôi nổi xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.

Đức Xuân là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện. Toàn xã còn 33 hộ nghèo, cận nghèo phải xóa nhà tạm, nhà dột nát; trong đó, 13 hộ có nhu cầu xây mới, 20 hộ cần sửa chữa nhà ở. Đây là địa phương đầu tiên của huyện khởi công xây dựng nhà ở mới cho hộ nghèo. Theo đó, gia đình anh Cu Seo Phòng (như đã nói ở trên) được Nhà nước hỗ trợ số tiền 60 triệu đồng để xóa nhà tạm, xây dựng nhà ở mới đảm bảo cứng nền, cứng tường, cứng mái. Nhìn ngôi nhà dần được hoàn thiện, dự kiến khánh thành vào cuối tháng 12 tới, anh Phòng xúc động: “Tôi vô cùng biết ơn Nhà nước đã hỗ trợ kinh phí; lực lượng dân quân, đoàn thanh niên và bà con lối xóm giúp đỡ ngày công lao động giúp gia đình tôi”.

Bí thư Đảng ủy xã Đức Xuân Bùi Nhật Đại cho biết: “Hiện nay, xã có 2 hộ khởi công xây nhà ở mới, 1 hộ sửa chữa nhà ở; dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong tháng 12 này. Phấn đấu đến tháng 6.2025 hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã. Song song với việc đảm bảo an cư, chúng tôi cũng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để các hộ lạc nghiệp, từng bước vươn lên thoát nghèo như: Huy động nguồn lực hỗ trợ nuôi trâu sinh sản, xây dựng chuỗi liên kết nuôi lợn đen, trồng quế; cải tạo vườn tạp; phối hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

Niềm vui sắp được ở nhà mới của anh Phòng cũng là niềm vui chung của bà Vũ Thị Nhình và nhiều hộ khác khi giá trị nhân văn từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được lan tỏa. Hiện nay, toàn huyện có 132 hộ khởi công xây mới, 8 hộ sửa chữa nhà ở; 101 hộ khác chuẩn bị khởi công xây nhà ở mới. Đặc biệt, lực lượng vũ trang và Nhân dân đã đóng góp trên 2.300 ngày công lao động; các địa phương huy động xã hội hóa số tiền gần 110 triệu đồng để giúp các hộ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở. Dự kiến trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Bắc Quang có hơn 200 hộ dân được ở nhà mới khang trang, thắp lên tương lai sáng “an cư lạc nghiệp”.